Hiển thị các bài đăng có nhãn thoái hóa khớp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thoái hóa khớp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

NGƯỜI BỊ TĂNG AXIT URIC MÁU NÊN ĂN GÌ ?

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút đó là sự gia tăng nồng độ axit uric máu. Vì vậy để điều trị bệnh gút một cách hiệu quả nhất, ngoài việc sử dụng thuốc thì cần phải có một chế độ ăn uống giảm thiểu được nồng độ axit uric trong cơ thể.

Bệnh gút và nguyên nhân.
Ngày nay tỷ lệ người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng. Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp, do trong cơ thể có nồng độ axit uric máu cao, dẫn đến tình trạng lắng động các tinh thể muối urat tại các khớp, gây ra các biểu hiện nóng, sưng, đỏ và những cơn đau kinh hoàng tại các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân (chiếm khoảng 70%). Các cơn đau này thường xuất hiện về đêm và khi thời tiết thay đổi trở nên lạnh hơn, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm khớp cục bộ, khó khăn trong vận động và ảnh hưởng đến chức năng thận.
Việc tăng axit uric máu có thể là do 3 nguyên nhân chính: từ các thứ ăn đưa vào trong cơ thể có chứ nhiều purin, từ việc cơ thể tự tổng hợp purin từ con đường nội sinh, quá trình bài tiết của thận chính. Trong các nguyên nhân trên, thì có thể thấy việc có thể tác động vào làm giảm thiểu được nồng độ axit uric máu là việc chọn những loại thực phẩm có hoặc ít không có chứa nhân purin hoặc tăng cường giúp đào thải qua thận.

Các thực phẩm nên ăn khi bị tăng axit uric máu.
Rau cần:
Rau cần được biết đến tính mát và công dụng thanh nhiệt, lợi thấp. Ngoài ra rau cần còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và không chứa nhân purin.


Rau cần thanh nhiệt cơ thể tốt cho người bệnh gút.

Xúp lơ:
Thực phẩm thích hợp cho người có axit uric trong máu cao vì xúp lơ chứ ít nhân purin, vừa có nhiều vitamin C, tính mát, thanh lọc, giải nhiệt.
Cà:
Các loại cà như cà pháo, cà tím, cà bát… điều có tác dụng tiêu thủng hoạt huyết, thanh nhiệt, loại thực phẩm không chứa nhân purin, một số nghiên cứu cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu.
Bí đỏ:
Bí đỏ có công dụng bổ trung khí ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, ngoài ra bí đỏ còn lợi tiểu, là loại thực phẩm có tính kiềm không chứa nhân purin, không những thích hợp cho những người tăng axit uric máu mà còn cho những người bị béo phì, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp…
Lê, nho, táo:
Đây là các loại trái cây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt là lợi tiểu tiện, có chứa nhiều vitamin, không chứa nhân purin rất tốt cho những người bị tăng axit uric máu.
Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các loại thực phẩm không có nhiều purin, có tính mát, thanh lọc cơ thể như trên, người bị tăng axit uric máu cần phải kiêng các loại thực phẩm giàu đạm như: nội tạng động vật, cá trích, các loại hải sản: nghêu, sò, cua, các loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh :măng, giá, bạc hà…, các loại thức uống và gia vị có tính kích thích: bia rượu, tiêu, ớt, quế… để có thể giảm thiểu được nồng độ axit uric máu, không gây ra bệnh gút và các bệnh khác liên quan.


Hồng Nhung.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TĂNG AXIT URIC MÁU.

Tăng axit uric máu trong cộng đồng là khá phổ biến và ngày càng gia tăng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta biết rõ được nguyên nhân gây ra tăng axit uric để phòng tránh được các bệnh liên quan.

Thế nào là tăng axit uric máu?
Axituric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái giáng các chất có chứa nhân purin, các chất này được tìm thấy trong các nguồn thức ăn hằng ngày, trong quá trình phân hủy tế bào trong cơ thể, sự tự tổng hợp axit nội sinh. Axit uric được giữ cân bằng nồng độ trong cơ thể chủ yếu nhờ chức năng thận và một phần qua ruột non. Nồng độ axit uric máu cho phép trong cơ thể đối với nam giới là < 420 µmol/l, với nữ là 360 µmol/l, ở pH 7.4 trong cơ thể phần lớn axit uric được tồn tại dưới dạng ion urat  hay muối natri urat dạng hòa tan. Do một số nguyên nhân làm rối loạn các quá trình chuyển hóa axit uric máu, khiến cho nồng độ axit uric trong máu vượt quá mức cho phép trên được gọi là tăng axit uric máu. Về lâu dài, các tinh thể muối urat này lắng đọng tại các khớp gây ra nóng sưng đỏ và các cơn đau kinh hoàng, đó là biểu hiện điển hình của các cơn đau gút cấp.



Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Tăng axit uric máu – nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều yếu tố góp phần đến việc tăng axit uric máu, trong đó bao gồm: chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền, tăng huyết áp, suy thận, béo phì,….
Tăng axit uric máu tùy theo cơ chế của nó mà được chia làm ba loại: giảm đào thải axit uric qua thận, tăng sản xuất axit uric và hỗn hợp.
Giảm đào thải axit uric qua thận: Do suy thận, suy tim ứ huyết, tác dụng phụ của một số thuốc lợi tiểu…
Tăng sản xuất axit uric: khoảng 30% không rõ nguyên nhân; do các mô bị tổn thương trong điều trị bệnh; một số bệnh làm gia tăng chuyển hóa tế bào như bệnh đa hồng cầu, bệnh u tủy xương, u lympho; trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có nhiều loại thực phẩm có chứa nhân purin….
Bia và rượu được rơi vào nhóm nguyên nhân hỗn hợp. Bia là loại thức uống có chứa nhiều nhân purin trong khi đó rượu làm suy giảm các chức năng gan thận vì vậy vừa làm tăng sản xuất vừa làm giảm đào thải axit uric trong cơ thể.

Nên làm gì khi bị tăng axit uric máu.
Việc kiểm tra chỉ số axit uric là rất cần thiết cho mọi người, vì đó là yếu tố quyết định chúng ta có mắc phải bệnh gút cũng như một số bệnh khác không. Khi phát hiện tăng axit uric trong cơ thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các thức ăn chứ nhiều nhân purin, hạn chế uống rượu bia, uống nhiều nước, luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe.

Hồng Nhung.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

CÓ NÊN DÙNG CORTICOID TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

Việc điều trị bệnh gút tiến hành một cách tùy tiện không đúng theo chỉ định của bác sĩ, cũng như người bệnh gút thường lạm dụng các thuốc corticoid như prednisolon, dexamethasone sẽ gây ra các biến chứng khiến cho bệnh nặng hơn gấp bội.
Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bệnh gút cũng không ngừng tăng theo và vươn lên đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh về xương khớp. Bệnh gút thường hay bị chuẩn đoán nhầm sang các bệnh về thoái hóa khớp cũng như việc chữa trị bệnh thường muộn khi bệnh bước qua giai đoạn mạn. Trên thực tế thì corticoid có tác dụng chống viêm rất mạnh, người ta còn tiêm cả hormone adrenocorticotropic (ACTH) để kích thích tuyến thượng thận tiết ra corticoid nội sinh trong các trường hợp trị viêm khớp, nhưng cần phải dùng thuốc đúng chỉ định, đúng liều và theo thời gian dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những chỉ định dùng corticoid trong bệnh gút 

Corticoid dùng trong các trường hợp bệnh viêm đa khớp do bệnh gút, ưu tiên dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có kèm theo các bệnh lý khác, cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc này đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, chống chỉ định với thuốc chống viêm non-steroid hay colchicine. Bệnh nhân uống hay tiêm để điều trị bệnh gút cấp cũng cần phải kết hợp dùng thêm liều thấp của colchicin 0,l6mg x 1-2 lần/ngày nếu không có chống chỉ định dùng colchicine, điều đó để tránh tái phát các cơn đau.

Các con đường dùng corticoid điều trị bệnh gút 

Tiêm nội khớp.
Thuốc corticoid được dùng phổ biến trong việc điều trị các cơn gút cấp, dùng phương pháp tiêm trực tiếp đối với những người bệnh gút không thể uống thuốc hay những trường hợp không đáp ứng với các thuốc chống viêm non-steroid, colchicine. Những khớp nhỏ thì được tiêm với liều bằng ½ hoặc 1/3 so với các khớp lớn, tiêm nội khớp được dung nạp tốt trong các trường hợp. Tuy nhiên, việc tiêm corticoid nội sinh gây ra các biến chứng như đau thoáng qua, teo da, mất sắc tố tại chỗ, nghiêm trọng có thể gây đứt gân, nhiễm khuẩn khớp… Vì vậy bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ nếu như xuất hiện các triệu chứng trên.
 Điều trị bệnh gút bằng cách tiêm corticoid
Điều trị bệnh gút bằng cách tiêm corticoid
Tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.
Hiện nay người ta vẫn dùng corticoid để tiêm bắp, tuy nhiên do thuốc dùng tiêm bắp có thể dẫn đến teo cơ vùng tiêm rất nặng nên có xu hướng tránh dùng phương pháp này.
Dùng methylprednisolon tiêm truyền tĩnh mạch với liều 50-150mg trong 30 phút, giảm dần liều trong 5 ngày và có ưu điểm tác dụng nhanh và không teo cơ tại chỗ như tiêm bắp. 
Trong con đường uống.
Dùng Prednison uống là một lựa chọn hợp lý khi đòi hỏi dùng thuốc lặp lại và các thuốc colchicine, non-steroid không đáp ứng hoặc chống chỉ định. Tuy nhiên về liều dùng vẫn chưa được thống nhất, một số ý kiến cho rằng nên dùng liều trung bình (20-40 mg/ngày) và giảm liều nhanh chóng, một số khác thì dùng với liều tương tự nhưng kéo dài.
Như vậy, khi dùng corticoid phải thật cân nhắc và phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân, với những thông tin trên cho thấy, chỉ một số ít có thể dùng corticoid với chỉ định rõ ràng chứ không nên lạm dụng, để tránh việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả mà gây tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Hồng Nhung.

ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT HIỆU QUẢ - ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Gút là bệnh của vua, vua của bệnh” bởi tính chất bệnh khởi phát, tiến triển và nặng lên có nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn quá thừa protid, uống nhiều rượu bia dẫn đến dư thừa và rối loạn chuyển hóa. Ngay nay, căn bệnh này không còn là bệnh của vua mà là bệnh của toàn dân. Gút đặc trưng và khởi phát đầu tiên là các cơn gút cấp với biếu hiện sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội. Mức độ đau của bệnh gút là nỗi kinh hoàng của nhiều bệnh nhân, do đó mà được gọi là vua của bệnh.
Hiện nay, điều trị gút chưa có phác đồ hiệu quả, nhưng nhiều bác sĩ đã tin tưởng và đánh giá hiệu quả cao của phương pháp chữa trị Đông tây y kết hợp. Vậy cụ thể, kết hợp và lựa chọn thuốc ra sao cho phù hợp và hiệu quả với từng gia đoạn khác nhau của bệnh gút.
Bệnh gút cấp:

Dùng thuốc chống viêm không steroid (AINS) liều cao. Những năm trước đây imdomethacin là thuốc được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay ít dùng.

Colchicin là loại thuốc rất công hiệu.

Thuốc chống chỉ định với người suy thận, suy gan, người mang thai, glôccôm góc hẹp và bí tiểu.
Thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban, tổn thương thận, viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn máu, giảm tinh trùng.
 

Điều trị bệnh gút phải theo liệu trình nhất định.
Giai đoạn đau cách khoảng: 

2-3 tháng sau cơn đau cấp, ở khớp đó bị tái phát. Dùng colchicin, AINS (như indomethacin). Sử dụng các sản phẩm Đông dược tăng đào thải acis uric kéo dài thời gian khoảng cách và giảm sưng viêm các khớp.

Điều trị lâu dài:

Sau điều trị giai đoạn đau cách khoảng có thể dùng allopurinol hoặc probenecid để làm hạ acid uric máu. Các thuốc này không được dùng trong khi có gút cấp, đặc biệt tốt với người thỉnh thoảng mới có cơn gút cấp, không có hạt tophi và bệnh thận. Tuy nhiên allopurinol có thể gây nổi ban, sốt, viêm mạch, tăng bạch cầu, viêm gan. Probenecid  có thể gây khó chịu ở đường tiêu hoá.

Bệnh gút cần được điều trị đầy đủ theo liệu trình, không nên thấy đỡ mà ngưng điều trị. Người bệnh cần được giữ gìn cẩn thận, nhất là ăn uống. Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo về chữa gút! Phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh, đừng để bệnh quá muộn gây nên tàn phế. Và nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ, thanh nhiệt cơ thể, và tác động nên nhiều phần của bệnh.
 Một trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị gút hiện nay đang được tin dùng là sản phẩm Hoàng Thống Phong. Đây là sản phẩm Đông dược đã được nghiên cứu tác dụng tại bệnh viện TW Quân đội 108 cho kết quả hạ acid uric máu và giảm nguy cơ gút cấp tái phát một cách rõ rệt.
Theo Bông Tuyết.