Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

NGƯỜI BỊ TĂNG AXIT URIC MÁU NÊN ĂN GÌ ?

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút đó là sự gia tăng nồng độ axit uric máu. Vì vậy để điều trị bệnh gút một cách hiệu quả nhất, ngoài việc sử dụng thuốc thì cần phải có một chế độ ăn uống giảm thiểu được nồng độ axit uric trong cơ thể.

Bệnh gút và nguyên nhân.
Ngày nay tỷ lệ người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng. Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp, do trong cơ thể có nồng độ axit uric máu cao, dẫn đến tình trạng lắng động các tinh thể muối urat tại các khớp, gây ra các biểu hiện nóng, sưng, đỏ và những cơn đau kinh hoàng tại các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân (chiếm khoảng 70%). Các cơn đau này thường xuất hiện về đêm và khi thời tiết thay đổi trở nên lạnh hơn, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm khớp cục bộ, khó khăn trong vận động và ảnh hưởng đến chức năng thận.
Việc tăng axit uric máu có thể là do 3 nguyên nhân chính: từ các thứ ăn đưa vào trong cơ thể có chứ nhiều purin, từ việc cơ thể tự tổng hợp purin từ con đường nội sinh, quá trình bài tiết của thận chính. Trong các nguyên nhân trên, thì có thể thấy việc có thể tác động vào làm giảm thiểu được nồng độ axit uric máu là việc chọn những loại thực phẩm có hoặc ít không có chứa nhân purin hoặc tăng cường giúp đào thải qua thận.

Các thực phẩm nên ăn khi bị tăng axit uric máu.
Rau cần:
Rau cần được biết đến tính mát và công dụng thanh nhiệt, lợi thấp. Ngoài ra rau cần còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và không chứa nhân purin.


Rau cần thanh nhiệt cơ thể tốt cho người bệnh gút.

Xúp lơ:
Thực phẩm thích hợp cho người có axit uric trong máu cao vì xúp lơ chứ ít nhân purin, vừa có nhiều vitamin C, tính mát, thanh lọc, giải nhiệt.
Cà:
Các loại cà như cà pháo, cà tím, cà bát… điều có tác dụng tiêu thủng hoạt huyết, thanh nhiệt, loại thực phẩm không chứa nhân purin, một số nghiên cứu cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu.
Bí đỏ:
Bí đỏ có công dụng bổ trung khí ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, ngoài ra bí đỏ còn lợi tiểu, là loại thực phẩm có tính kiềm không chứa nhân purin, không những thích hợp cho những người tăng axit uric máu mà còn cho những người bị béo phì, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp…
Lê, nho, táo:
Đây là các loại trái cây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt là lợi tiểu tiện, có chứa nhiều vitamin, không chứa nhân purin rất tốt cho những người bị tăng axit uric máu.
Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các loại thực phẩm không có nhiều purin, có tính mát, thanh lọc cơ thể như trên, người bị tăng axit uric máu cần phải kiêng các loại thực phẩm giàu đạm như: nội tạng động vật, cá trích, các loại hải sản: nghêu, sò, cua, các loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh :măng, giá, bạc hà…, các loại thức uống và gia vị có tính kích thích: bia rượu, tiêu, ớt, quế… để có thể giảm thiểu được nồng độ axit uric máu, không gây ra bệnh gút và các bệnh khác liên quan.


Hồng Nhung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét