Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TĂNG AXIT URIC MÁU.

Tăng axit uric máu trong cộng đồng là khá phổ biến và ngày càng gia tăng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta biết rõ được nguyên nhân gây ra tăng axit uric để phòng tránh được các bệnh liên quan.

Thế nào là tăng axit uric máu?
Axituric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái giáng các chất có chứa nhân purin, các chất này được tìm thấy trong các nguồn thức ăn hằng ngày, trong quá trình phân hủy tế bào trong cơ thể, sự tự tổng hợp axit nội sinh. Axit uric được giữ cân bằng nồng độ trong cơ thể chủ yếu nhờ chức năng thận và một phần qua ruột non. Nồng độ axit uric máu cho phép trong cơ thể đối với nam giới là < 420 µmol/l, với nữ là 360 µmol/l, ở pH 7.4 trong cơ thể phần lớn axit uric được tồn tại dưới dạng ion urat  hay muối natri urat dạng hòa tan. Do một số nguyên nhân làm rối loạn các quá trình chuyển hóa axit uric máu, khiến cho nồng độ axit uric trong máu vượt quá mức cho phép trên được gọi là tăng axit uric máu. Về lâu dài, các tinh thể muối urat này lắng đọng tại các khớp gây ra nóng sưng đỏ và các cơn đau kinh hoàng, đó là biểu hiện điển hình của các cơn đau gút cấp.



Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Tăng axit uric máu – nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều yếu tố góp phần đến việc tăng axit uric máu, trong đó bao gồm: chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền, tăng huyết áp, suy thận, béo phì,….
Tăng axit uric máu tùy theo cơ chế của nó mà được chia làm ba loại: giảm đào thải axit uric qua thận, tăng sản xuất axit uric và hỗn hợp.
Giảm đào thải axit uric qua thận: Do suy thận, suy tim ứ huyết, tác dụng phụ của một số thuốc lợi tiểu…
Tăng sản xuất axit uric: khoảng 30% không rõ nguyên nhân; do các mô bị tổn thương trong điều trị bệnh; một số bệnh làm gia tăng chuyển hóa tế bào như bệnh đa hồng cầu, bệnh u tủy xương, u lympho; trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có nhiều loại thực phẩm có chứa nhân purin….
Bia và rượu được rơi vào nhóm nguyên nhân hỗn hợp. Bia là loại thức uống có chứa nhiều nhân purin trong khi đó rượu làm suy giảm các chức năng gan thận vì vậy vừa làm tăng sản xuất vừa làm giảm đào thải axit uric trong cơ thể.

Nên làm gì khi bị tăng axit uric máu.
Việc kiểm tra chỉ số axit uric là rất cần thiết cho mọi người, vì đó là yếu tố quyết định chúng ta có mắc phải bệnh gút cũng như một số bệnh khác không. Khi phát hiện tăng axit uric trong cơ thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các thức ăn chứ nhiều nhân purin, hạn chế uống rượu bia, uống nhiều nước, luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe.

Hồng Nhung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét