Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

TỔNG QUAN VỀ BỆNH GÚT

Bệnh gút (thống phong) là một bệnh chuyển hóa, có tăng axid uric trong máu, có biểu hiện ở khớp, sụn, xương, dưới da, thận. Ở Việt Nam theo thống kê trong 10 năm ở Bệnh viện Bạch Mai (1985-1994), bệnh gút chiếm tỷ lệ 2-4 % tổng số các bệnh nhân về khớp. 97% là nam giới trên 30 tuổi, rất hiếm gặp ở nữ và người trẻ.
Vai trò của axit uric trong bệnh gút
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của thoái giáng các nucleo – protein có chứa nhân purin. Acid uric được tạo nên từ 3 nguồn: thoái giáng các nucleo – protein từ thức ăn; thoái giáng các ncleo – protein do quá trình chết của các tế bào trong cơ thể; tổng hợp nội sinh các nucleo – protein; axit uric được thải trừ ra ngoài cơ thể bằng thận (qua nước tiểu) và đường tiêu hóa (qua phân). 
Lượng axit uric trong cơ thể tăng lên do các nguyên nhân sau: Do tăng quá trình tổng hợp nội sinh các nucleo – protein, đây là nguyên nhân chủ yếu; Tăng quá trình hủy hoại tế bào trong cơ thể (bệnh ác tính, bệnh tan máu, dùng thuốc diệt tế bào); Giảm thải tiết acid uric qua thận (suy thận mạn, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, ngộ độc chì). Lượng axit uric trong cơ thể tăng lên sẽ biểu hiện bằng lượng axit uric máu vượt trên 70mg/l (415 µmol/l). Xuất hiện ở màng hoạt dịch khớp dưới dạng các tinh thể hình kim hai đầu nhọn, gây nên phản ứng viêm cấp tính, tích đọng lại ở sụn khớp gây nên viêm khớp có hủy xương, ở dưới da tạo nên các hạt tophi và ở thận gây viêm thận, sỏi, suy thận (bệnh gút mạn tính).
Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Phân loại bệnh gút
Bệnh gút bao gồm: bệnh gút nguyên phát và bệnh gút thứ phát
+ Bệnh gút nguyên phát
Chiếm phần lớn các trường hợp bệnh gút, nguyên nhân tăng lượng axit uric do tăng quá trình tổng hợp nội sinh các nucleo – protein có chứa nhân purin mà cơ chế hiện nay chưa rõ. Bệnh có chiều hướng tăng ở thành thị và ở tầng lớp có mức sống cao. Bệnh có tính chất cơ địa, nam giới chiếm hơn 90 %, tuổi mắc bệnh từ 30 – 50, ở nữ thường mắc sau tuổi mãn kinh. Bệnh gút hay gặp trên những người béo bệu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, ăn uống nhiều, nhất là nghiện rượu. Bệnh có tính chất di truyền ở một số trường hợp. Gút nguyên phát gồm hai thể là gút cấp tính và gút mạn tính.
Gút cấp tính: còn gọi là viêm khớp cấp do vi tinh thể. Cơn điển hình hay gặp là viêm khớp bàn ngón chân cái: bàn ngón chân cái sưng to, đỏ tía, nóng và đau dữ dội (như đốt lửu, như kim châm), hoặc ở một bên hoặc ở hai bên chân. Sưng đau xuất hiện sau một bữa ăn uống nhiều (rượu, thịt), sau lao động nặng, đi lại nhiều, mổ xẻ, stress… Cơn sưng đau thường có sốt nhẹ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém, đau nhiều về đêm, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, giảm dần rồi khỏi hẳn không để lại di chứng tại chỗ. Vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60-70 % trường hợp, cơn viêm cấp có thể xuất hiện tại các khớp khác ở chân như: ngón chân, cổ chân. Những đợt viêm cấp thường hay tái phát, mỗi năm vài lần, tăng dần và thời gian một đợt dài thêm, các vị trí thương tổn tăng thêm.
Gút mạn tính hay bệnh gút u cục, thường đi sau gút cấp tính, nhưng có thể bắt đầu ngay thể mạn tính. Bệnh có 3 nhóm triệu chứng chính: viêm nhiều khớp, nổi u cục (tôphi) và thương tổn thận. Viêm nhiều khớp nhỏ và nhỡ (ngón tay, cổ tay, cổ chân, khuỷu, gối) có đối xứng, các khớp này sưng đau, biến dạng, kéo dài liên tục với mỗi đợt nặng thêm. Nổi các u cục, thấy ở quanh các khớp, ở vành tai; kích thước từ vài mm đến vài cm; hình tròn hoặc lồi lõm, mềm, không đau, còn có thể thấy các hạt này trên các gân, đầu ngón tay, gót chân và một số vị trí khác. Thương tổn thận trong gút mạn tính chiếm từ 20 – 70 % các trường hợp; do lắng đọng các tinh thể urat tại các tổ chức tại thận gây tình trạng viêm thận, sỏi thận,.. nguy hiểm có thể dẫn đến suy thận và tử vong.
+ Bệnh gút thứ phát
Ít gặp hơn bệnh gút nguyên phát (khoảng 5 %) bệnh chủ yếu ở nam giới, được thể hiện bằng các dấu hiệu, viêm khớp cấp tính (ở chi dưới), lượng axit uric máu tăng cao, đôi khi có suy thận cấp. Tác nhân gây gút thứ phát thường là các bệnh máu ( đa hồng cầu, xxemi thể tủy, lách to, xơ tủy), suy thận (thận đa nang, thận nhiễm amylose, nhiễm độc chì), vẩy nến lan tỏa. Hiện này bệnh gút thứ phát rất ít gặp.
Chẩn đoán bệnh gút
Chẩn đoán gút cấp tính dựa vào tính chất của viêm khớp: vị trí ở chân, nhất là khớp bàn ngón chân cái; viêm khớp dữ dội và hay tái phát; lượng axit uric trong máu tăng cao; tìm thấy tinh thể hình kim ở dịch khớp và tính nhạy cảm của bệnh với thuốc colchicine (khỏi nhanh chóng)
Chẩn đoán gút mạn tính dựa vào các dấu hiệu viêm nhiều khớp, nổi các u cục, tìm thấy axit uric trong các u cục, hình ảnh hủy xương hình móc trên phim X quang. Xét nghiệm và X quang: Axit uric máu thường tăng nhưng có thể bình thường. Nạo chất dịch lấy từ các u cục thấy tinh thể urat trên kính hiển vi, chụp phim X quang các khớp thấy hình ảnh hủy, khuyết các đầu xương tạo nên hình móc hình bát xà mâu (do hiện tượng lắng đọng axit uric ở sụn khớp, phá hủy xương).
Điều trị bệnh gút (H2)
Điều trị gút cấp tính: Thuốc được coi là đặc trị với gút cấp tính là colchicin. Tuy nhiên thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ỉa chảy. Ngoài ra còn có các thuốc khác như: phenylbutazone, diclofenac, các loại thuốc chống viêm không steroid khác…
Điều trị gút mạn tính: Thuốc tăng thải axit uric qua thận làm giảm tái hấp thu axit uric ở ống thận như: probenecid, ..các thuốc này có thể gây cơn đau quặn thận, do đó không dùng cho những bệnh nhân có thương tổn thận (sỏi thận, suy thận); thuốc giảm axit uric máu do ức chế quá trình tạo thành axit uric như allopurinol… tuy nhiên, thuốc này có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
Bệnh gút là bệnh lý mạn tính nhưng nếu có biện pháp giảm nồng độ acid uric máu một cách hợp lý thì có thể kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa được các cơn gút cấp. Một trong các biện pháp hiện nay có thể khắc phục các nhược điểm của tây y trong điều trị gút là sử dụng các sản phẩm đông dược. Một trong số đó là sản phẩm Hoàng Thống Phong chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược an toàn và hiệu quả trong điều trị gút. Trong đó, thành phần chính Trạch tả đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trong lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa qua đường niệu, kết hợp với các thành phần bổ thận, giảm đau khác như: Hoàng bá, ba kích, nhọ nồi, hạ khô thảo… Tác dụng của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu trên các bệnh nhân gút tại Bệnh viện Quân đội 108 cho kết quả tốt. Sản phẩm có thể dùng cho các đối tượng tăng acid uric máu đơn thuần, gút cấp tính và mạn tính.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút
Không nên: Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, các loại trứng đang phát triển thành phôi… Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như thịt lợn, thịt gà, lươn, cua, ốc, ếch. Đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… Hạn chế các chất cồn như rượu, bia, cơm rượu… Hạn chế đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, cà phê, nước rau má, rễ cỏ tranh… Các đồ uống có tính toan như nước cam, chanh, trái cây giàu vitamin C.
Nên: Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa chuột, củ sắn, cà chua… Khi lên cơn đau, tạm thời chỉ dùng thức ăn có hàm lượng purin thấp như trái cây, rau, trứng, sữa… Khi nào hết đau mới thực hiện chế độ ăn có hàm lượng purin vừa như thịt bắp gà, vịt, lúa mạch… Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric, giảm nguy cơ sỏi thận.
Lưu ý đối với bệnh nhân gút
Trong cơn đau: Tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi.
Ngoài cơn đau: Cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Giảm cân, tránh béo phì, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức nhưng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh.
Theo benhgut.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét