Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh gút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh gút. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

NGƯỜI BỊ TĂNG AXIT URIC MÁU NÊN ĂN GÌ ?

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút đó là sự gia tăng nồng độ axit uric máu. Vì vậy để điều trị bệnh gút một cách hiệu quả nhất, ngoài việc sử dụng thuốc thì cần phải có một chế độ ăn uống giảm thiểu được nồng độ axit uric trong cơ thể.

Bệnh gút và nguyên nhân.
Ngày nay tỷ lệ người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng. Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp, do trong cơ thể có nồng độ axit uric máu cao, dẫn đến tình trạng lắng động các tinh thể muối urat tại các khớp, gây ra các biểu hiện nóng, sưng, đỏ và những cơn đau kinh hoàng tại các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân (chiếm khoảng 70%). Các cơn đau này thường xuất hiện về đêm và khi thời tiết thay đổi trở nên lạnh hơn, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm khớp cục bộ, khó khăn trong vận động và ảnh hưởng đến chức năng thận.
Việc tăng axit uric máu có thể là do 3 nguyên nhân chính: từ các thứ ăn đưa vào trong cơ thể có chứ nhiều purin, từ việc cơ thể tự tổng hợp purin từ con đường nội sinh, quá trình bài tiết của thận chính. Trong các nguyên nhân trên, thì có thể thấy việc có thể tác động vào làm giảm thiểu được nồng độ axit uric máu là việc chọn những loại thực phẩm có hoặc ít không có chứa nhân purin hoặc tăng cường giúp đào thải qua thận.

Các thực phẩm nên ăn khi bị tăng axit uric máu.
Rau cần:
Rau cần được biết đến tính mát và công dụng thanh nhiệt, lợi thấp. Ngoài ra rau cần còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và không chứa nhân purin.


Rau cần thanh nhiệt cơ thể tốt cho người bệnh gút.

Xúp lơ:
Thực phẩm thích hợp cho người có axit uric trong máu cao vì xúp lơ chứ ít nhân purin, vừa có nhiều vitamin C, tính mát, thanh lọc, giải nhiệt.
Cà:
Các loại cà như cà pháo, cà tím, cà bát… điều có tác dụng tiêu thủng hoạt huyết, thanh nhiệt, loại thực phẩm không chứa nhân purin, một số nghiên cứu cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu.
Bí đỏ:
Bí đỏ có công dụng bổ trung khí ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, ngoài ra bí đỏ còn lợi tiểu, là loại thực phẩm có tính kiềm không chứa nhân purin, không những thích hợp cho những người tăng axit uric máu mà còn cho những người bị béo phì, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp…
Lê, nho, táo:
Đây là các loại trái cây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt là lợi tiểu tiện, có chứa nhiều vitamin, không chứa nhân purin rất tốt cho những người bị tăng axit uric máu.
Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các loại thực phẩm không có nhiều purin, có tính mát, thanh lọc cơ thể như trên, người bị tăng axit uric máu cần phải kiêng các loại thực phẩm giàu đạm như: nội tạng động vật, cá trích, các loại hải sản: nghêu, sò, cua, các loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh :măng, giá, bạc hà…, các loại thức uống và gia vị có tính kích thích: bia rượu, tiêu, ớt, quế… để có thể giảm thiểu được nồng độ axit uric máu, không gây ra bệnh gút và các bệnh khác liên quan.


Hồng Nhung.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TĂNG AXIT URIC MÁU.

Tăng axit uric máu trong cộng đồng là khá phổ biến và ngày càng gia tăng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta biết rõ được nguyên nhân gây ra tăng axit uric để phòng tránh được các bệnh liên quan.

Thế nào là tăng axit uric máu?
Axituric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái giáng các chất có chứa nhân purin, các chất này được tìm thấy trong các nguồn thức ăn hằng ngày, trong quá trình phân hủy tế bào trong cơ thể, sự tự tổng hợp axit nội sinh. Axit uric được giữ cân bằng nồng độ trong cơ thể chủ yếu nhờ chức năng thận và một phần qua ruột non. Nồng độ axit uric máu cho phép trong cơ thể đối với nam giới là < 420 µmol/l, với nữ là 360 µmol/l, ở pH 7.4 trong cơ thể phần lớn axit uric được tồn tại dưới dạng ion urat  hay muối natri urat dạng hòa tan. Do một số nguyên nhân làm rối loạn các quá trình chuyển hóa axit uric máu, khiến cho nồng độ axit uric trong máu vượt quá mức cho phép trên được gọi là tăng axit uric máu. Về lâu dài, các tinh thể muối urat này lắng đọng tại các khớp gây ra nóng sưng đỏ và các cơn đau kinh hoàng, đó là biểu hiện điển hình của các cơn đau gút cấp.



Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Tăng axit uric máu – nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều yếu tố góp phần đến việc tăng axit uric máu, trong đó bao gồm: chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền, tăng huyết áp, suy thận, béo phì,….
Tăng axit uric máu tùy theo cơ chế của nó mà được chia làm ba loại: giảm đào thải axit uric qua thận, tăng sản xuất axit uric và hỗn hợp.
Giảm đào thải axit uric qua thận: Do suy thận, suy tim ứ huyết, tác dụng phụ của một số thuốc lợi tiểu…
Tăng sản xuất axit uric: khoảng 30% không rõ nguyên nhân; do các mô bị tổn thương trong điều trị bệnh; một số bệnh làm gia tăng chuyển hóa tế bào như bệnh đa hồng cầu, bệnh u tủy xương, u lympho; trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có nhiều loại thực phẩm có chứa nhân purin….
Bia và rượu được rơi vào nhóm nguyên nhân hỗn hợp. Bia là loại thức uống có chứa nhiều nhân purin trong khi đó rượu làm suy giảm các chức năng gan thận vì vậy vừa làm tăng sản xuất vừa làm giảm đào thải axit uric trong cơ thể.

Nên làm gì khi bị tăng axit uric máu.
Việc kiểm tra chỉ số axit uric là rất cần thiết cho mọi người, vì đó là yếu tố quyết định chúng ta có mắc phải bệnh gút cũng như một số bệnh khác không. Khi phát hiện tăng axit uric trong cơ thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các thức ăn chứ nhiều nhân purin, hạn chế uống rượu bia, uống nhiều nước, luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe.

Hồng Nhung.

VITAMIN C - NHÂN TỐ KÌM HÃM SỰ TĂNG AXIT URIC MÁU.

Vitamin C có khả năng tác động đến sự hấp thu axit uric ở thận, ngăn chặn sự tăng axit uric máu, kích hoạt chức năng thận bảo vệ thận chống lại viêm tấy, làm giảm nguy cơ bệnh gút một cách hiệu quả.

Tăng axit uric máu – nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Gút là một bệnh viêm khớp, nguyên nhân chính gây nên bệnh gút là do sự tăng axit uric máu, làm tích tụ các tinh thể muối urat tại các khớp gây viêm sưng và đau nhức dữ dội tại các khớp. Bệnh gút thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, đôi khi phụ nữ cũng mắc phải, nhất là vào giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân sâu xa của việc tăng axit uric máu là do uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purin (sự thoái giáng purin tạo ra axit uric) như các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…

Vitamin C có khả năng làm giảm lượng axit uric máu.

Các nghiên cứu tại trường Đại học Britsh Columbia, Canada, cho thấy rằng, khi bổ sung hoặc ăn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, nho,.. thì có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút. Nguyên nhân do vitamin C có khả năng làm giảm lượng axit uric trong máu, ngăn chặn được các cơn đau gút sảy ra.
Một nghiên cứu khác do tiến sĩ Hyon Choi đứng đầu, khảo sát 46.994 nam giới trong vòng 20 năm. Kết quả cho thấy rằng:
-      Những người tiêu thụ từ 500 – 999mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ bệnh gút thấp hơn 17%
-      Những người tiêu thụ từ 1000- 1499 mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ bệnh gút thấp hơn 34%.
-      Những người tiêu thụ trên 1500 mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ bệnh  gút thấp hơn 45%.

Vitamin C kìm hãm sự tăng axit uric máu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có khả năng kìm hãm sự gia tăng axit uric máu bằng cách giúp thận hấp thụ dễ dàng axit uric và tăng cường bài tiết qua nước tiểu, thay vì tích tụ chúng trong các khớp gây ra viêm sưng khớp.
Ngây từ bây giờ chúng ta có thể bổ sung trong khẩu phần ăn của mình một lượng vitamin C phù hợp để phòng tránh cũng như loại bỏ những nguy cơ bệnh gút. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về dạ dày chỉ nên chung cấp một lượng nhỏ vitamin C, tránh lạm dụng quá mức sẽ làm hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

Hồng Nhung.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GÚT ĐÁNG QUAN TÂM.

Khi có những biểu hiên của bệnh gút dưới đây, cần có những biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời để tránh mang lại cho bản thân những hậu quả nghiêm trọng.
  1. Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là bệnh được biết đến từ rất lâu đời, khoảng 2000 năm nay. Ngày trước, bệnh gút được xem như là “bệnh của vua”, vì nó thường xuất hiện đối với những người nhà giàu, những người có một chế độ ăn uống không hợp lý và nhiều chất đạm. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta được biết đến bệnh gút không chỉ xuất hiện ở những người giàu mà bất kì đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh gút. Bệnh gút là một bệnh viêm khớp, gây ra những cơn đau “kinh hoàng”, và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
  1. Nguyên nhân gây ra bệnh gút?
Thống phong là bệnh gây ra do nồng độ axit uric máu quá cao, nguyên nhân là do cơ thể tự sản sinh ra quá nhiều axit uric hoặc quá trình bài tiết axit uric của thận bị suy giảm, hoặc cả hai lý do trên làm cho các tinh thể hình kim muối urat lắng động tại các vị trí khớp (thường thấy nhất là vị trí khớp ngón chân, ngón tay, các khớp khủy tay, mắt cá chân…), đâm vào các khớp gây ra những cơn đau khủng khiếp.




Bệnh gút gây ra những cơn đau kinh hoàng.
  1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút?
Về lối sống: với những người có lối sống ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, việc lạm dụng bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Về các bệnh lý khác: Có một số bệnh lý và các thuốc điều trị bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… cũng có mối liên quan tới việc tăng axit uric trong máu là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Về di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh gút có liên quan tới các yếu tố di truyền, những người sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao nếu như trong gia mối quan hệ huyết thống có người đã từng mắc bệnh gút.
Về tuổi và giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với nữ giới, một số nghiên cứu cho thấy rằng, có 5 gen liên quan tới bệnh gút thì trong đó có 3 gen nằm trong tinh hoàn. Ở nam giới, độ tuổi thường bị gút nằm trong khoảng 30-50, trong khi đó ở nữ, sau khi mãn kinh (khoảng trên 50 tuổi) thì nồng độ axit uric trong máu lại tăng lên, làm gia tăng khả năng mắc bệnh gút.
  1. Các triệu chứng điển hình của bệnh gút
Biểu hiện của bệnh gút đầu tiên và tiêu biểu nhất có thể nhận thấy ở những người bệnh gút đó là việc sưng tấy, đỏ, đau ở các khớp, nhất là các khớp ngón chân cái, và ngón tay. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến các cơn đau khớp theo từng đợt, và hầu như tự khỏi sau đó (đây là nguyên nhân vì sao mọi người thường hay không quan tâm tới các cơn đau ban đầu). Ở những lần sau, các cơn đau dữ dội hơn, đột ngột tại các khớp, thường xuất hiện vào ban đêm, không đối xứng, tần xuất các cơn đau nhiều hơn ban đầu. Giai đoạn muộn, tại các khớp xuất hiện những cục u (tophy) và đối xứng. Người bệnh đôi khi còn kèm theo các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Biết được các nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gút, giúp cho mọi người có thể phòng tránh bệnh cũng như có các phương pháp điều trị thích hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.


Hồng Nhung.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

CÓ NÊN DÙNG CORTICOID TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

Việc điều trị bệnh gút tiến hành một cách tùy tiện không đúng theo chỉ định của bác sĩ, cũng như người bệnh gút thường lạm dụng các thuốc corticoid như prednisolon, dexamethasone sẽ gây ra các biến chứng khiến cho bệnh nặng hơn gấp bội.
Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bệnh gút cũng không ngừng tăng theo và vươn lên đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh về xương khớp. Bệnh gút thường hay bị chuẩn đoán nhầm sang các bệnh về thoái hóa khớp cũng như việc chữa trị bệnh thường muộn khi bệnh bước qua giai đoạn mạn. Trên thực tế thì corticoid có tác dụng chống viêm rất mạnh, người ta còn tiêm cả hormone adrenocorticotropic (ACTH) để kích thích tuyến thượng thận tiết ra corticoid nội sinh trong các trường hợp trị viêm khớp, nhưng cần phải dùng thuốc đúng chỉ định, đúng liều và theo thời gian dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những chỉ định dùng corticoid trong bệnh gút 

Corticoid dùng trong các trường hợp bệnh viêm đa khớp do bệnh gút, ưu tiên dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có kèm theo các bệnh lý khác, cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc này đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, chống chỉ định với thuốc chống viêm non-steroid hay colchicine. Bệnh nhân uống hay tiêm để điều trị bệnh gút cấp cũng cần phải kết hợp dùng thêm liều thấp của colchicin 0,l6mg x 1-2 lần/ngày nếu không có chống chỉ định dùng colchicine, điều đó để tránh tái phát các cơn đau.

Các con đường dùng corticoid điều trị bệnh gút 

Tiêm nội khớp.
Thuốc corticoid được dùng phổ biến trong việc điều trị các cơn gút cấp, dùng phương pháp tiêm trực tiếp đối với những người bệnh gút không thể uống thuốc hay những trường hợp không đáp ứng với các thuốc chống viêm non-steroid, colchicine. Những khớp nhỏ thì được tiêm với liều bằng ½ hoặc 1/3 so với các khớp lớn, tiêm nội khớp được dung nạp tốt trong các trường hợp. Tuy nhiên, việc tiêm corticoid nội sinh gây ra các biến chứng như đau thoáng qua, teo da, mất sắc tố tại chỗ, nghiêm trọng có thể gây đứt gân, nhiễm khuẩn khớp… Vì vậy bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ nếu như xuất hiện các triệu chứng trên.
 Điều trị bệnh gút bằng cách tiêm corticoid
Điều trị bệnh gút bằng cách tiêm corticoid
Tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.
Hiện nay người ta vẫn dùng corticoid để tiêm bắp, tuy nhiên do thuốc dùng tiêm bắp có thể dẫn đến teo cơ vùng tiêm rất nặng nên có xu hướng tránh dùng phương pháp này.
Dùng methylprednisolon tiêm truyền tĩnh mạch với liều 50-150mg trong 30 phút, giảm dần liều trong 5 ngày và có ưu điểm tác dụng nhanh và không teo cơ tại chỗ như tiêm bắp. 
Trong con đường uống.
Dùng Prednison uống là một lựa chọn hợp lý khi đòi hỏi dùng thuốc lặp lại và các thuốc colchicine, non-steroid không đáp ứng hoặc chống chỉ định. Tuy nhiên về liều dùng vẫn chưa được thống nhất, một số ý kiến cho rằng nên dùng liều trung bình (20-40 mg/ngày) và giảm liều nhanh chóng, một số khác thì dùng với liều tương tự nhưng kéo dài.
Như vậy, khi dùng corticoid phải thật cân nhắc và phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân, với những thông tin trên cho thấy, chỉ một số ít có thể dùng corticoid với chỉ định rõ ràng chứ không nên lạm dụng, để tránh việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả mà gây tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Hồng Nhung.

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

Bệnh gút (hay còn gọi là thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hóa các chất chứa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng axit uric máu. Khi axit uric bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô. Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp cấp hoặc mạn tính, xuất hiện hạt tophi ở mô mềm, bệnh thận do gút và sỏi tiết niệu… nhiều câu hỏi đặt ra hiện nay là cách điều trị bệnh gút như thế nào là hiệu quả nhất, để có cái nhìn đúng đắn hơn ta hãy cùng theo dõi bài viết này!
Hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gút mà chỉ có thể điều trị các cơn gút cấp tính, dự phòng cơn gút tái phát và điều trị dự phòng các biến chứng do gút gây ra ở những bệnh nhân bị gút mạn tính.
 Điều trị bệnh gút, điều trị gút hiệu quả
Hiện nay chưa có một phương pháp nào điều trị bệnh gút hoàn toàn.

1. Nguyên tắc điều trị bệnh gút (bệnh gout) 

- Chống viêm khớp khi có cơn gút cấp (hoặc đợt cấp của gút mạn tính): thường dùng các thuốc chống viêm.
- Phòng cơn gút cấp tái phát, tránh chuyển thành mạn tính nếu ở giai đoạn đầu. Nếu ở giai đoạn mạn, điều trị các tổn thương ở giai đoạn này (hạt tophi, tổn thương khớp và thận do gút mạn tính): chế độ ăn uống, thuốc hạ axit uric nếu cần. Kiềm hóa nước tiểu nhằm tránh tạo sỏi thận. Ngoài ra cần lưu ý đến các vấn đề gây nên do hạt tophi, tổn thương khớp và thận ở giai đoạn gút mạn tính.
- Phòng cơn gút cấp tái phát: chế độ ăn uống, thuốc axit uric máu nếu cần. Kiềm hóa nước tiểu nhằm tránh tạo sỏi thận. Ngoài ra cần lưu ý đến các vấn đề gây nên do hạt tophi, tổn thương khớp và thận ở giai đoạn gút mạn tính.

 2. Điều trị cơn gút (gout) cấp tính 

Thuốc điều trị các cơn gút cấp thường dùng là colchicine. Ngoài ra tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, cũng như tùy từng thể trạng của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm như bệnh thận, bệnh đau dạ dày tá tràng mà có thể dùng thêm hoặc thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid.
- Colchicine là một trong những thuốc đầu tay trong điều trị cơn gút cấp tính. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48h. Tuy nhiên thường gây cho bệnh nhân những cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, khi dùng thuốc thường phải dùng kèm với thuốc giảm nhu động kết hợp để điều trị bệnh gút hiệu quả.
Ngoài tác dụng chống viêm, colchicine còn được coi là một cách kiểm tra quan trọng giúp chẩn đoán gút mặc dù colchicine không làm thay đổi được nồng độ axit uric máu.
- Thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính, song tác dụng phụ nhiều và trầm trọng (nhất là đối với tiêu hóa, thận…), do đó khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với colchicine, hoặc dùng kết hợp với colchicine trong trường hợp bệnh nhân có ngưỡng đau quá cao.
- Nhóm thuốc corticoid: trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gút cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng để điều trị bệnh gút.

3. Điều trị dự phòng cơn gút (gout) cấp tái phát

Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gút cấp là giảm axit uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gút tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính.
- Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: kiêng thức ăn chứa nhiều purin (thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, hải sản…), kiêng uống rượu bia, tránh thức uống như trà, cà phê. Tránh lao động quá mức, tránh các yếu tố khởi phát cơn gút như chấn thương…
- Giảm cân để trọng lượng cơ thể đạt ở mức sinh lý.
- Cố gắng từ bỏ mọi thuốc có thể làm tăng axit uric máu: thuốc lợi tiểu…
- Khi cần phải phẫu thuật hoặc mắc một bệnh toàn thân nào đó, phải chú ý theo dõi chỉ số axit uric máu để điều chỉnh kịp thời.
- Tránh sỏi thận:
+ Kiềm hóa nước tiểu: sử dụng các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm natri bicarbonate 1,4%: (uống khoảng 250 – 500 ml mỗi ngày, chia 4 lần trong ngày).
+ Tăng lượng nước tiểu: uống đủ nước (nếu không có chống chỉ định) nhằm mục đích khống chế lượng axit uric niệu không vượt quá 400 mg/l mỗi ngày (mỗi ngày khoảng 2 lít nước tiểu).

4. Điều trị gút (gout) mạn tính

Mục tiêu điều trị bệnh gút, đặc biệt gút mạn tính là hạ axit uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicine tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.
Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gút tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,...).
Bích Liên

ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT HIỆU QUẢ - ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Gút là bệnh của vua, vua của bệnh” bởi tính chất bệnh khởi phát, tiến triển và nặng lên có nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn quá thừa protid, uống nhiều rượu bia dẫn đến dư thừa và rối loạn chuyển hóa. Ngay nay, căn bệnh này không còn là bệnh của vua mà là bệnh của toàn dân. Gút đặc trưng và khởi phát đầu tiên là các cơn gút cấp với biếu hiện sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội. Mức độ đau của bệnh gút là nỗi kinh hoàng của nhiều bệnh nhân, do đó mà được gọi là vua của bệnh.
Hiện nay, điều trị gút chưa có phác đồ hiệu quả, nhưng nhiều bác sĩ đã tin tưởng và đánh giá hiệu quả cao của phương pháp chữa trị Đông tây y kết hợp. Vậy cụ thể, kết hợp và lựa chọn thuốc ra sao cho phù hợp và hiệu quả với từng gia đoạn khác nhau của bệnh gút.
Bệnh gút cấp:

Dùng thuốc chống viêm không steroid (AINS) liều cao. Những năm trước đây imdomethacin là thuốc được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay ít dùng.

Colchicin là loại thuốc rất công hiệu.

Thuốc chống chỉ định với người suy thận, suy gan, người mang thai, glôccôm góc hẹp và bí tiểu.
Thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban, tổn thương thận, viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn máu, giảm tinh trùng.
 

Điều trị bệnh gút phải theo liệu trình nhất định.
Giai đoạn đau cách khoảng: 

2-3 tháng sau cơn đau cấp, ở khớp đó bị tái phát. Dùng colchicin, AINS (như indomethacin). Sử dụng các sản phẩm Đông dược tăng đào thải acis uric kéo dài thời gian khoảng cách và giảm sưng viêm các khớp.

Điều trị lâu dài:

Sau điều trị giai đoạn đau cách khoảng có thể dùng allopurinol hoặc probenecid để làm hạ acid uric máu. Các thuốc này không được dùng trong khi có gút cấp, đặc biệt tốt với người thỉnh thoảng mới có cơn gút cấp, không có hạt tophi và bệnh thận. Tuy nhiên allopurinol có thể gây nổi ban, sốt, viêm mạch, tăng bạch cầu, viêm gan. Probenecid  có thể gây khó chịu ở đường tiêu hoá.

Bệnh gút cần được điều trị đầy đủ theo liệu trình, không nên thấy đỡ mà ngưng điều trị. Người bệnh cần được giữ gìn cẩn thận, nhất là ăn uống. Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo về chữa gút! Phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh, đừng để bệnh quá muộn gây nên tàn phế. Và nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ, thanh nhiệt cơ thể, và tác động nên nhiều phần của bệnh.
 Một trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị gút hiện nay đang được tin dùng là sản phẩm Hoàng Thống Phong. Đây là sản phẩm Đông dược đã được nghiên cứu tác dụng tại bệnh viện TW Quân đội 108 cho kết quả hạ acid uric máu và giảm nguy cơ gút cấp tái phát một cách rõ rệt.
Theo Bông Tuyết.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH GÚT

Bệnh gút (thống phong) là một bệnh chuyển hóa, có tăng axid uric trong máu, có biểu hiện ở khớp, sụn, xương, dưới da, thận. Ở Việt Nam theo thống kê trong 10 năm ở Bệnh viện Bạch Mai (1985-1994), bệnh gút chiếm tỷ lệ 2-4 % tổng số các bệnh nhân về khớp. 97% là nam giới trên 30 tuổi, rất hiếm gặp ở nữ và người trẻ.
Vai trò của axit uric trong bệnh gút
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của thoái giáng các nucleo – protein có chứa nhân purin. Acid uric được tạo nên từ 3 nguồn: thoái giáng các nucleo – protein từ thức ăn; thoái giáng các ncleo – protein do quá trình chết của các tế bào trong cơ thể; tổng hợp nội sinh các nucleo – protein; axit uric được thải trừ ra ngoài cơ thể bằng thận (qua nước tiểu) và đường tiêu hóa (qua phân). 
Lượng axit uric trong cơ thể tăng lên do các nguyên nhân sau: Do tăng quá trình tổng hợp nội sinh các nucleo – protein, đây là nguyên nhân chủ yếu; Tăng quá trình hủy hoại tế bào trong cơ thể (bệnh ác tính, bệnh tan máu, dùng thuốc diệt tế bào); Giảm thải tiết acid uric qua thận (suy thận mạn, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, ngộ độc chì). Lượng axit uric trong cơ thể tăng lên sẽ biểu hiện bằng lượng axit uric máu vượt trên 70mg/l (415 µmol/l). Xuất hiện ở màng hoạt dịch khớp dưới dạng các tinh thể hình kim hai đầu nhọn, gây nên phản ứng viêm cấp tính, tích đọng lại ở sụn khớp gây nên viêm khớp có hủy xương, ở dưới da tạo nên các hạt tophi và ở thận gây viêm thận, sỏi, suy thận (bệnh gút mạn tính).
Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Phân loại bệnh gút
Bệnh gút bao gồm: bệnh gút nguyên phát và bệnh gút thứ phát
+ Bệnh gút nguyên phát
Chiếm phần lớn các trường hợp bệnh gút, nguyên nhân tăng lượng axit uric do tăng quá trình tổng hợp nội sinh các nucleo – protein có chứa nhân purin mà cơ chế hiện nay chưa rõ. Bệnh có chiều hướng tăng ở thành thị và ở tầng lớp có mức sống cao. Bệnh có tính chất cơ địa, nam giới chiếm hơn 90 %, tuổi mắc bệnh từ 30 – 50, ở nữ thường mắc sau tuổi mãn kinh. Bệnh gút hay gặp trên những người béo bệu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, ăn uống nhiều, nhất là nghiện rượu. Bệnh có tính chất di truyền ở một số trường hợp. Gút nguyên phát gồm hai thể là gút cấp tính và gút mạn tính.
Gút cấp tính: còn gọi là viêm khớp cấp do vi tinh thể. Cơn điển hình hay gặp là viêm khớp bàn ngón chân cái: bàn ngón chân cái sưng to, đỏ tía, nóng và đau dữ dội (như đốt lửu, như kim châm), hoặc ở một bên hoặc ở hai bên chân. Sưng đau xuất hiện sau một bữa ăn uống nhiều (rượu, thịt), sau lao động nặng, đi lại nhiều, mổ xẻ, stress… Cơn sưng đau thường có sốt nhẹ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém, đau nhiều về đêm, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, giảm dần rồi khỏi hẳn không để lại di chứng tại chỗ. Vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60-70 % trường hợp, cơn viêm cấp có thể xuất hiện tại các khớp khác ở chân như: ngón chân, cổ chân. Những đợt viêm cấp thường hay tái phát, mỗi năm vài lần, tăng dần và thời gian một đợt dài thêm, các vị trí thương tổn tăng thêm.
Gút mạn tính hay bệnh gút u cục, thường đi sau gút cấp tính, nhưng có thể bắt đầu ngay thể mạn tính. Bệnh có 3 nhóm triệu chứng chính: viêm nhiều khớp, nổi u cục (tôphi) và thương tổn thận. Viêm nhiều khớp nhỏ và nhỡ (ngón tay, cổ tay, cổ chân, khuỷu, gối) có đối xứng, các khớp này sưng đau, biến dạng, kéo dài liên tục với mỗi đợt nặng thêm. Nổi các u cục, thấy ở quanh các khớp, ở vành tai; kích thước từ vài mm đến vài cm; hình tròn hoặc lồi lõm, mềm, không đau, còn có thể thấy các hạt này trên các gân, đầu ngón tay, gót chân và một số vị trí khác. Thương tổn thận trong gút mạn tính chiếm từ 20 – 70 % các trường hợp; do lắng đọng các tinh thể urat tại các tổ chức tại thận gây tình trạng viêm thận, sỏi thận,.. nguy hiểm có thể dẫn đến suy thận và tử vong.
+ Bệnh gút thứ phát
Ít gặp hơn bệnh gút nguyên phát (khoảng 5 %) bệnh chủ yếu ở nam giới, được thể hiện bằng các dấu hiệu, viêm khớp cấp tính (ở chi dưới), lượng axit uric máu tăng cao, đôi khi có suy thận cấp. Tác nhân gây gút thứ phát thường là các bệnh máu ( đa hồng cầu, xxemi thể tủy, lách to, xơ tủy), suy thận (thận đa nang, thận nhiễm amylose, nhiễm độc chì), vẩy nến lan tỏa. Hiện này bệnh gút thứ phát rất ít gặp.
Chẩn đoán bệnh gút
Chẩn đoán gút cấp tính dựa vào tính chất của viêm khớp: vị trí ở chân, nhất là khớp bàn ngón chân cái; viêm khớp dữ dội và hay tái phát; lượng axit uric trong máu tăng cao; tìm thấy tinh thể hình kim ở dịch khớp và tính nhạy cảm của bệnh với thuốc colchicine (khỏi nhanh chóng)
Chẩn đoán gút mạn tính dựa vào các dấu hiệu viêm nhiều khớp, nổi các u cục, tìm thấy axit uric trong các u cục, hình ảnh hủy xương hình móc trên phim X quang. Xét nghiệm và X quang: Axit uric máu thường tăng nhưng có thể bình thường. Nạo chất dịch lấy từ các u cục thấy tinh thể urat trên kính hiển vi, chụp phim X quang các khớp thấy hình ảnh hủy, khuyết các đầu xương tạo nên hình móc hình bát xà mâu (do hiện tượng lắng đọng axit uric ở sụn khớp, phá hủy xương).
Điều trị bệnh gút (H2)
Điều trị gút cấp tính: Thuốc được coi là đặc trị với gút cấp tính là colchicin. Tuy nhiên thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ỉa chảy. Ngoài ra còn có các thuốc khác như: phenylbutazone, diclofenac, các loại thuốc chống viêm không steroid khác…
Điều trị gút mạn tính: Thuốc tăng thải axit uric qua thận làm giảm tái hấp thu axit uric ở ống thận như: probenecid, ..các thuốc này có thể gây cơn đau quặn thận, do đó không dùng cho những bệnh nhân có thương tổn thận (sỏi thận, suy thận); thuốc giảm axit uric máu do ức chế quá trình tạo thành axit uric như allopurinol… tuy nhiên, thuốc này có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
Bệnh gút là bệnh lý mạn tính nhưng nếu có biện pháp giảm nồng độ acid uric máu một cách hợp lý thì có thể kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa được các cơn gút cấp. Một trong các biện pháp hiện nay có thể khắc phục các nhược điểm của tây y trong điều trị gút là sử dụng các sản phẩm đông dược. Một trong số đó là sản phẩm Hoàng Thống Phong chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược an toàn và hiệu quả trong điều trị gút. Trong đó, thành phần chính Trạch tả đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trong lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa qua đường niệu, kết hợp với các thành phần bổ thận, giảm đau khác như: Hoàng bá, ba kích, nhọ nồi, hạ khô thảo… Tác dụng của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu trên các bệnh nhân gút tại Bệnh viện Quân đội 108 cho kết quả tốt. Sản phẩm có thể dùng cho các đối tượng tăng acid uric máu đơn thuần, gút cấp tính và mạn tính.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút
Không nên: Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, các loại trứng đang phát triển thành phôi… Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như thịt lợn, thịt gà, lươn, cua, ốc, ếch. Đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… Hạn chế các chất cồn như rượu, bia, cơm rượu… Hạn chế đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, cà phê, nước rau má, rễ cỏ tranh… Các đồ uống có tính toan như nước cam, chanh, trái cây giàu vitamin C.
Nên: Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa chuột, củ sắn, cà chua… Khi lên cơn đau, tạm thời chỉ dùng thức ăn có hàm lượng purin thấp như trái cây, rau, trứng, sữa… Khi nào hết đau mới thực hiện chế độ ăn có hàm lượng purin vừa như thịt bắp gà, vịt, lúa mạch… Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric, giảm nguy cơ sỏi thận.
Lưu ý đối với bệnh nhân gút
Trong cơn đau: Tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi.
Ngoài cơn đau: Cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Giảm cân, tránh béo phì, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức nhưng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh.
Theo benhgut.com.vn

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM HOÀNG THỐNG PHONG.

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh và các cộng sự - BVTW Quân Đội 108, Tháng 11/2010
1.Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Gút là một bệnh chuyển hóa, biểu hiện đặc trư­ng là có những đợt viêm khớp cấp và lắng đọng natri urat trong các tổ chức do tăng acid uric trong máu. Bệnh gút hay gặp ở tầng lớp ng­ười có mức sống cao, tần suất ở một số n­ước châu Âu vào khoảng 0,5% dân số, nam bị bệnh cao gấp 10 lần so với nữ. Ở nư­ớc ta, bệnh gặp ngày càng nhiều, ảnh hưởng nhiều đến sức lao động và chất lượng cuộc sống và đang trở thành vấn đề có tính thời sự. Đến nay điều trị và dự phòng gút tái phát bằng các thuốc tây y đã có kết quả tốt song còn có nhiều tác dụng  không mong muốn. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị và dự phòng gút tái phát là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm.
Hoàng thống phong (HTP) được bào chế từ  các loại cây cỏ có sẵn trong  địa phương đó là: Trạch tả, Nhọ nồi, Ba kích, Hạ khô thảo, Thổ phục linh, Nhàu và Hoàng bá  đã được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ y tế cho phép sử dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh gút (chứng thống phong).
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của Hoàng Thống Phong.
Đối tượng nghiên cứu: 27 bệnh nhân (BN) là nam điều trị bằng Colchicin  phối hợp với HTP trong 7 ngày sau đó tiếp tục dùng HTP đơn độc liên tục trong 6 tháng.                                                         
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu theo dõi học.
 Hoàng Thống Phong là sản phẩm hiệu quả trong hiệu điều trị bệnh gút.
Kết luận: Qua theo dõi điều trị cho 27 bệnh nhân (BN) là nam điều trị bằng Colchicin trong phối hợp với HTP trong 7 ngày sau đó chỉ dùng HTP đơn độc liên tục trong 6 tháng, chúng tôi nhận thấy:Kết quả: Nồng độ Acid uric máu giảm dần trong quá trình điều trị, sau 1 tháng nồng độ Acid uric giảm được 59,53 mmol/l, 88,9% BN có Acid uric máu ở giới hạn bình thường sau 6 tháng điều trị. 59,3 % BN hết viêm khớp trong 2 ngày đầu, không có cơn gút tái phát trong 6 tháng. Sản phẩm sử dung an toàn, không thấy có tổn thương gan, thận, cơ quan tạo máu và các tác dụng không mong muốn.
  1. Nồng độ acid uric máu giảm dần trong quá trình điều trị, sau 1 tháng nồng độ acid uric đã giảm được 59,53 mmol/l, có 88,9% bệnh nhân có acid uric máu ở giới hạn bình thường sau 6 tháng điều trị .
  2. 59,3 % bệnh nhân hết viêm khớp trong 2 ngày đầu, không có cơn gút tái phát trong 6 tháng, mặc dù trước khi điều trị có 5 bệnh nhân có gút tái phát trong vòng 6 tháng.  Không thấy có tổn thương gan, thận, cơ quan tạo máu và các tác dụng không mong muốn. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Greame Shaw khi dùng Gout well một sản phẩm có thành phần tương tự như Hoàng Thống Phong để điều trị cho 90 bệnh nhân gút trong vòng từ 4 đến 6 tháng.
Trích dẫn: “Tạp chí Y HỌC LÂM SÀNG 108”, tr 40 – 45; Tập 5 – Số 5/2010.

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM HOÀNG THỐNG PHONG

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HOÀNG THỐNG PHONG.

Hoàng Thống Phong - Tôi không sợ gút.
Thành phần của Hoàng Thống Phong:
Mỗi viên chứa:

Cao trạch tả: .........................0,070g         Cao thổ phục linh: ..................0,075g
Cao nhọ nồi:......................... 0,075g         Cao nhàu:............................... 0,085g
Cao ba kích:.......................... 0,085g         Cao hoàng bá:........................ 0,055g
Cao hạ khô thảo:................... 0,065g 

Công dụng:

- Giúp giảm các triệu chứng đau do gout ( thống phong) một cách rõ rệt đồng thời tăng cường chức năng gan thận của cơ thể và ngăn ngừa sự tái phát các cơn gút cấp tái phát các cơn đau.
- Dùng để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh gút (gout) bằng các thành phần nguồn gốc thiên nhiên.

- Hỗ trợ giảm acid uric máu.
Đối tượng sử dụng:
 - Dùng cho người mắc bệnh gout cấp, mạn, acid uric máu cao.
Hướng dẫn sử dụng:

- Phòng ngừa bệnh gút và tăng cường sức khỏe: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gút: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ và sử dụng liên tục 3 đến 6 tháng.

Đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên nang, Hộp 1 lọ x 90 viên nang 
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Đăng ký: 25756/2014/ATTP-XNCB
Sản xuất bởi : Công ty TNHH Tư vấn Y dược quốc tế IMC.
Địa chỉ: B18+19 Khu Hoàng Cầu - ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội.
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo duocphamaau.com